Năm 2024, Yealink – một trong những thương hiệu hàng đầu về thiết bị truyền…
Hướng Dẫn Cấu Hình Tổng Đài Sangoma PBXACT
Tổng đài PBXact Sangoma tích hợp đầy đủ tính năng giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình vận hành, quản lý. Sau đây là những bước giúp các bạn cấu hình cơ bản tổng đài PBXact Sangoma.
MỤC LỤC
A. Login Vào Tổng Đài
Xem Địa Chỉ IP:
Cách 1: Sử dụng màn hình và bàn phím cắm vào tổng đài.
- Login bằng quyền root:
– Password mặc định là sangoma (Lưu ý: password sẽ không hiển thị khi gõ).
- Mặc định tổng đài sẽ nhận DHCP, tùy vào port được cắm dây mạng thì trên tồng đài sẽ hiển thị IP tại cổng đó. Trên hình là cổng eth0 có IP là 10.0.0.23.
Cách 2: Sử dụng cáp Console:
Kết nối tổng đài với máy tính bằng cáp console.
Mở Device Manager trên máy tính xem port USB đang nhận là cổng COM nào, trên hình là COM3.
Sử dụng phần mềm Putty để kết nối vào tổng đài. Chọn đúng Serial line là COM3, Speed đặt là 115200.
- Login giống như cách 1:
– Login: root
– Password: sangoma
Đăng Nhập Vào Giao Diện Web
Vào trình duyệt web, truy cập vào địa chỉ IP: 10.0.0.23 của tổng đài PBXact.
- Chọn vào mục PBX Administration.
- Đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu.
- Đăng nhập thành công, ta có giao diện như sau:
– Giao diện này để xem các thông tin về Asterisk, CPU, Memory, Network.
- Mục Asterisk: có thể xem được User Online, Offline, Trunk Online, Offline và các cuộc gọi đồng thời (Active Call)
B. Cấu Hình Cơ Bản
Cấu Hình Network
Vào Modules → System Admin → Network Settings.
Network Interface: Chọn cổng muốn setting.
IP Asignment: chọn static.
Netmask: đặt vào subnet của mạng local.
Gateway: đặt IP router gateway.
Start Automatically: chọn Yes.
Click Submit và Reboot lại tổng đài để lưu cấu hình.
Cấu Hình Time Zone
Vào Modules → System Admin → Time Zone.
Chọn Time Zone là Asia Ho_Chi_Minh.
Click Submit và Reboot lại tổng đài để lưu cấu hình.
Cấu Hình Extension
- Chức năng : tạo số nội bộ để đăng kí cho các thiết bị đầu cuối IP Phone, Softphone.
Bước 1: Chọn Mục Modules →Applications (1) → Extensions (2)
Bước 2: Chọn Add Extension (3) → +Add New Chan_SIP Extension (4)
Lưu ý: Tổng đài chỉ hoạt động trên giao thức SIP (Chan_Sip) nên ta chọn như hình dưới, chọn mục (4).
Bước 3: Ở tab General, ta điền/chọn như sau:
• User Extension : gán số nội bộ cần đặt cho nhân viên
• Display Name: Gán số nội bộ hoặc Tên của nhân viên
• Secret: Tạo mật khẩu cho số nội bộ
• Link to a Default User: Click chọn None
Các mục còn lại để Default.
Tiếp theo, chuyển sang tab Advanced, ta chọn:
• Call Groups: đặt số quy định chung cho 1 nhóm để rước máy.
• Pickup Groups: đặt số quy định chung để rước máy.
*Điều kiện: 2 Group này phải đặt cũng tên nhau
Ví dụ: Ở đây ta đặt Call Group là pickup01, có nghĩa là nếu những ext nào được đặt Call Group là pickup01 thì chúng sẽ chung nhóm với nhau
– Mục Pickup Group sẽ đặt là pickup01, có nghĩa là nếu những ext nào được đặt Pickup Group là pickup01 thì chúng sẽ rước máy được lẫn nhau bằng code *8#. Điều kiện là chúng phải được chung nhóm Call Group ở trên.
• Ở mục Call Waiting: Là cuộc gọi chờ, Enables để bật tính năng
• Mục Recording Options
– Chọn Yes tất cả 4 dòng sẽ bật tính năng ghi âm, nếu không quan tâm, chọn Don’t Care.
– Còn không ghi âm chọn No.
Chọn Submit, để hoàn thành việc tạo 1 số nội bộ mới.
Bước 4: Nhấn Apply Config để lưu lại cài đặt.
Cấu Hình Trunk
Chức năng:
– Tạo kết nối đến các tổng đài để gọi nội bộ giữa các tổng đài với nhau.
– Tạo kết nối đến Trunk Gateway để gọi ra/vào(ví dụ Gateway FXO: tạo kết nối đến line bưu điện/Gateway E1 để tạo kết nối đến đường trung kế 30B+D) hoặc các nhà cung cấp SIP trunking FPT, Viettel, VNPT, CMC ,…
– Tạo Trunk mới.
Bước 1: Vào mục Modules → Connectivity (1) → Trunks (2)
Chọn Add Trunk (3) sao đó chọn Add SIP (chan_sip) Trunk (4)
*Ở tab General ta chọn
Trunk Name: Đặt tên Trunk
*Ở Tab Sip Settings:
Trunk Name: đặt tên trunk, giống như Trunk Name tab General.
PEER Details: đặt các thông số như bên dưới:
– Type=peer
– Qualify=yes
– Insecure=port,invite
– Host= “Địa chỉ IP của host cần trỏ tới” (trường hợp trunk peer với tổng đài khác thì đặt Host = địa chỉ IP của tổng đài khác đó)
– Disallow=all
– Canreinvite=no
– Allow=ulaw&alaw
Kiểm tra kết nối
Chọn Modules → Report (1) → Asterisk Info (2)
Chọn Peers
Nếu kết nối thành công sẽ báo OK
Cấu Hình Outbound Call
Chức năng: Dùng để tạo đường gọi ra, gọi nội bộ giữa các site.
Bước 1: Vào mục Modules → Connectivity (1) → Outbound Routes (2)
Bước 2: chọn mục Add Outbound Route
*Ở tab Route Settings
• Route Name: đặt tên Outbound
• Route CID: Đầu số hiển thị ra bên ngoài
• Trunk Sequence for Matched Routes: Chọn Trunk để hướng cuộc gọi ra
*Ở tab Dial Patterns.
• Prepend: Thêm số vào trước khi quay số gọi.
– Ở đây chèn thêm số 028 trước đầu số khi quay số. Trường hợp quay số là số nội hạt 99999999 thì sẽ tự động chèn thêm 028 để tạo thành số 02869999999 để gọi ra ngoài.
• Prefix: Chèn số trước khi quay số và sau đó cắt bỏ đi.
– Ở đây Chèn số 9 vào trước số khi quay số, mục đích rule gọi ra phải bấm 9 đầu tiên.
Ví dụ gọi di động sẽ bấm là 90912345678, thì nó sẽ tự động cắt đi số 9 để gọi ra hiển thị đúng số 0912345678.
• Match pattern: Mẫu số khi quay số gọi ra.
• : là rule gọi ra quốc tế có cú pháp 00 + mã nước + số điện thoại
• 0N. : Là rule gọi ra di động, điện thoại cố định trong nước
• 1[089]X. : là rule gọi ra hotline
• 8XXXXX: gọi các số dịch vụ của VNPT
• NXXXXXXX: Gọi các số nội hạt
• Caller ID: Đặt số ext vào đây để map đúng user gọi ra
• Thêm rule mới
• Xóa rule vừa tạo
N: là đại diện các số từ 2-9
X: là đại diện các số từ 0-9
.: là đại diện chuỗi các số còn lại
Cấu Hình Inbound Call
Chức năng : Quy định hướng cuộc gọi vào, được điều hướng đến nơi được chỉ định.
Bước 1 : Vào Modules → Connectivity → Inbound Routes
Bước 2: chọn để tạo một Inbound Route mới
• Description: Đặt tên cho Inbound Route.
• DID number: bắt DID từ nhà mạng đẩy về để xử lý.
• Set Destination : chọn đích đến của inbound Route.
• Đích đến có thể là số nội bộ(extension), hàng đợi(Queue), đổ chuông nhóm(Ring Group), lời chào(IVR), phòng họp( Conference) hoặc thông báo (Announcements).
Cấu Hình IVR – Lời Chào Tự Động
- Trước khi cấu hình IVR, ta cần có file ghi âm lời chào upload lên tổng đài.
Vào Modules → System Recordings → + Add Recording: Để thêm mới.
Name: Đặt tên.
Decription: Đặt mô tả.
Click Browse để tải lên file ghi âm Hoặc Call trực tiếp số nội bộ trong mục Record Over Extension để ghi âm.
*Lưu ý: Định dạng file ghi âm phải là: .wav,8Khz,16bit,mono.
Tiếp theo vào Modules → IVR. Click + Add IVR để tạo IVR mới.
IVR Name: Đặt tên cho IVR.
IVR Description: Đặt mô tả cho IVR.
Annoucement: Chọn file ghi âm để làm lời chào, file này đã up trước đó trong System Recordings.
Time Out: thời gian chờ nhấn phím khi phát xong lời chào.
Invalid Destination: Chọn đích đến của cuộc gọi khi nhấn sai phím.
Timeout Destination: Chọn đích đến của cuộc gọi khi hết thời gian chờ.
IVR Entries: Quy định nhấn phím. Trên hình là nhấn phím 0 sẽ đỗ chuông máy 200, nhấn phím 1 sẽ đỗ chuông máy 201. Click +Add Another Entry để thêm phím nhấn mới.
Click Submit và Apply Config để lưu cấu hình.
Cấu Hình Ring Group
Vào Modules → Ring Groups → + Add Ring Group: Để thêm mới
Ring Group Number: Đặt số đại diện Ring Group.
Group Description: Đặt mô tả cho Ring Group.
Ring Strategy: Chọn kiểu đổ chuông.
Ring Time: Quy định thời gian đổ chuông cho từng user trong group.
Destination if no answer: chọ đích đến cho cuộc gọi khi trong group không có ai nghe máy.
Cấu Hình Queue
Vào Modules → Queues → + Add Queue: Để thêm mới
*Trong Tab General Settings:
Queue Number: Đặt số đại diện Queue.
Group Name: Đặt tên cho Queue.
Ring Strategy: Chọn kiểu đổ chuông.
Fail over Destination: Chọn đích đến cho cuộc gọi khi trong queue không có người nghe máy.
*Tab Queue Agents: Thêm user vào queue.
Tab Timing & Agent Options: Tùy chỉnh cho Queue.
Max Wait Time: Thời gian chờ tối đa trong queue.
Agent Timeout: Thời gian đổ chuông của mỗi user.
Retry: Thời gian chờ trước khi đỗ chuông lại user.
Wrap-Up-Time: Thời gian nghỉ của mỗi user trước khi nhận cuộc gọi tiếp theo.
Xem Report Cuộc Gọi
Vào Modules → CDR Reports: để xem report cuộc gọi
Trong đây có thể lọc các cuộc gọi theo ý muốn:
Call Date: chọn khoảng thời gian.
Caller ID Number: lọc theo số người gọi.
DID: lọc theo số được gọi (số DID).
Destination: lọc theo đích đến của cuộc gọi.
Duration: lọc theo thời gian đàm thoại hai bên.
Mục Extra Option tùy chọn xem cdr hoặc xuất ra file excel,…
This Post Has 0 Comments